SẢN PHẨM MANG THƯƠNG HIỆU BARONA ĐẠT CHỨNG NHẬN HALAL
5 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Trung bình 5.00 (1 đánh giá)

Hình ảnh sản phẩm mang thương hiệu Barona đạt chứng nhận HALAL

Luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, các sản phẩm do INFOMA phân phối luôn hướng tới những tiêu chuẩn khắt khe của thị trường trong nước và quốc tế

Việc sản phẩm do Infoma phân phối được cấp chứng nhận HALAL là minh chứng cho uy tín, chất lượng của sản phẩm cũng như nỗ lực cho mục tiêu 100% sản phẩm chất lượng đem đến cho khách hàng và người tiêu dùng, nâng cao chất lượng lên tiêu chuẩn quốc tế.

Bằng việc tạo ra quy trình, quản lý và kiểm soát chất lượng chặt chẽ,  dây chuyền sản xuất hiện đại, tiên tiến, từng công đoạn sản xuất tại nhà máy Nam Phương V.N theo tiêu chuẩn ISO (International Organization for Standardization – Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế) và FSSC 22000 (Food Safety System Certification – Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Quốc Tế). Theo đó, các sản phẩm mang thương hiệu Barona nằm trong danh mục đạt tiêu chuẩn HALAL gồm Nước mắm Vị Xưa 40N, Vị Xưa 20N, nước mắm Hương Xưa 15N, nước mắm Hải Nhi, nước mắm Barona và nước mắm Thủy Ngư.

Năm nguyên tắc quan trọng để xác định là thực phẩm HALAL

Điều 1: Định nghĩa “Thực phẩm Halal”

Theo luật của người Hồi Giáo định nghĩa “Thực phẩm Halal” là các loại thức ăn và đồ uống “được phép” sử dụng phù hợp với đặc tính của ngôn ngữ được gọi là “Halal”.

Điều 2: Tiêu chuẩn chung:

  1. Sản phẩm phải đảm bảo không có bất cứ nguyên liệu nào mà Luật hồi giáo cấm, hay không chấp nhận.
  2. Sản phẩm không được tiếp xúc với bất cứ phương tiện, thiết bị nào từ vật liệu mà Luật hồi giáo không cho phép, hay không chấp nhận trong suốt các khâu chuẩn bị, chế biến, vận chuyển và lưu kho.
  3. Trong suốt các khâu chuẩn bị, chế biến, vận chuyển, lưu kho sản phẩm đó không được tiếp xúc với bất cứ thực phẩm bổ dưỡng nào từ nguyên liệu mà Luật Hồi giáo không chấp nhận.

Năm nguyên tắc quan trọng để xác định là thực phẩm HALAL

Điều 1: Định nghĩa “Thực phẩm Halal”

Theo luật của người Hồi Giáo định nghĩa “Thực phẩm Halal” là các loại thức ăn và đồ uống “được phép” sử dụng phù hợp với đặc tính của ngôn ngữ được gọi là “Halal”.

Điều 2: Tiêu chuẩn chung:

  1. Sản phẩm phải đảm bảo không có bất cứ nguyên liệu nào mà Luật hồi giáo cấm, hay không chấp nhận.
  2. Sản phẩm không được tiếp xúc với bất cứ phương tiện, thiết bị nào từ vật liệu mà Luật hồi giáo không cho phép, hay không chấp nhận trong suốt các khâu chuẩn bị, chế biến, vận chuyển và lưu kho.
  3. Trong suốt các khâu chuẩn bị, chế biến, vận chuyển, lưu kho sản phẩm đó không được tiếp xúc với bất cứ thực phẩm bổ dưỡng nào từ nguyên liệu mà Luật Hồi giáo không chấp nhận.

Điều 3: Phạm vi

  1. Động vật:

Theo luật người Hồi giáo, tất cả thực phẩm và nguồn thực phẩm đều là Halal. Ngoại trừ thực phẩm sản xuất từ các loài động vật sau sẽ không chấp nhận và không được phép:

  • Mọi loài động vật ăn thịt có móng vuốt và răng trước như: sư tử, hổ, gấu và các loài khác tương tự.
  • Mọi loài chó, rắn và khỉ.
  • Các loài động vật gây hại như: chuột, động vật nhiều chấm, bò cạp và các loài khác tương tự.
  • Các loài động vật mà bản chất con người nói chung là ghét hay ngại tiếp xúc như: chấy, ruồi và các loài khác tương tự.
  • Máu hay thực phẩm có lẫn máu.
  • Bất cứ loài động vật nào không được giết thịt theo đúng luật đạo hồi.…
  1. Thực vật, thực phẩm, phụ gia:
  • Tất cả các loại thực phẩm hữu cơ và rau đều được phép. Trừ những loại liên quan đến các sắc lệnh có tính luật học tôn giáo. Vì có lẫn các thành phần gây hại, rượu hay chất gây say.
  • Về đồ uống, các loại đồ uống có rượu và bất cứ loại đồ uống gây hại và gây say nào cũng không được chấp nhận.

Về phụ gia thực phẩm, tất cả các loại phụ gia thực phẩm làm từ các chất như đã đề cập ở Điều 3 coi như không được chấp nhận.

Điều 4: Giết mổ thịt động vật tuân theo quy định luật Hồi giáo

Giết thịt bất cứ động vật nào sống trên cạn cũng phải theo đúng quy định của luật đạo Hồi.

Điều 5: Những điều kiện cần thiết, hay nghĩa vụ đối với thực phẩm Halal

  • Biểu tượng Halal của Cơ quan chứng nhận thực phẩm Halal. Hay các biểu tượng tương tự phải có trên nhãn hàng.
  • Chứng nhận thực phẩm Halal phải còn hiệu lực.

1016 0102

Hình ảnh giấy chứng nhận HALAL

Đây là minh chứng uy tín, nâng cao hình ảnh của sản phẩm mang thương hiệu Barona  không chỉ trên thị trường Việt Nam mà còn mở cánh cửa vươn ra thị trường quốc tế. Sự công nhận của các tiêu chuẩn quốc tế cũng là động lực để các sản phẩm Barona luôn cải thiện không ngừng với kim chỉ nam “TƯƠI. NGON. TIỆN LỢI. AN TOÀN”.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin Tại Đây